Nhóm máu thể hiện thông tin di truyền, đây là điều nhiều người đã biết. Dù vậy, có phải anh chị em ruột có cùng nhóm máu không? Có phải cùng cha mẹ thì con cái sẽ có nhóm máu giống nhau hay không? Để có câu trả lời chính xác, theo dõi bài viết dưới đây.
Thông tin về hệ thống nhóm máu ABO
Từ những năm 1900, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra sự có mặt của các kháng nguyên trên màng hồng cầu. Từ đó, kết luận bốn nhóm máu của con người gồm: O, A, B và AB (hệ ABO). Đây là hệ nhóm máu đóng vai trò quan trọng trong y học, giúp xác định máu để truyền khi xảy ra sự cố.
Tới những năm 20 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học chứng minh được có sự di truyền của nhóm máu sang thế hệ sau. Vì thế, chúng ta có thể xác định nhóm máu của con qua nhóm máu của bố và mẹ (và ngược lại).
Dù vậy, việc xác định huyết thống giữa cha mẹ và con cái thông qua xét nghiệm nhóm máu chỉ mang tính tương đối chứ không chính xác hoàn toàn. Ví dụ như hai người cùng nhóm máu A không có nghĩa họ được kết luận là có quan hệ cha-con hoặc mẹ – con.
Quy luật di truyền qua hệ thống nhóm máu
Để trả lời câu hỏi anh chị em ruột có cùng nhóm máu, bạn cần biết nguyên tắc của di truyền học về định luật Mendel. Cụ thể về bảng kết hợp nhóm máu của bố mẹ và sinh ra con có thể bao gồm như sau:
- Trường bố và mẹ đều mang nhóm máu O, con chắc chắn sinh ra có nhóm máu O.
- Trường hợp bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu A, con có thể có nhóm máu O hoặc nhóm A.
- Trường hợp bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu B, con có thể có nhóm máu O hoặc2 nhóm máu B.
- Trường hợp bố nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB, con có thể có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
- Trường hợp bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu A, con có thể có nhóm máu O hoặc nhóm máu A.
- Trường hợp bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B, con có thể có nhóm máu O, nhóm máu A, nhóm máu B hoặc nhóm máu AB.
- Trường hợp bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu AB, con có thể có nhóm máu A, nhóm máu B hoặc nhóm máu AB.
- Trường hợp bố nhóm máu B, mẹ nhóm máu B, con có thể có nhóm máu O hoặc nhóm máu B.
- Trường hợp bố nhóm máu B, mẹ nhóm máu AB, con có thể có nhóm máu A, nhóm máu B hoặc nhóm máu AB.
- Trường hợp bố nhóm máu AB, mẹ nhóm máu AB, con có thể có nhóm máu A, nhóm máu B hoặc nhóm máu AB.
Bảng di truyền dự đoán khả năng nhóm máu của con
Từ bảng phân tích về kết hợp nhóm máu như ở trên, có thể thấy rằng, việc anh chị em ruột không có cùng nhóm máu là điều hết sức bình thường. Đồng thời, ta cũng nhận ra việc kết luận hai người có cùng huyết thống hay không huyết thống thông qua nhóm máu là chưa đủ cơ sở.
Anh chị em sinh đôi có cùng nhóm máu không?
Người ta thường nghĩ rằng, anh chị em sinh đôi giống nhau từ đầu đến cuối, mặt mũi tay chân đều giống nhau. Vì vậy, nhóm máu của các anh chị em sinh đôi cũng sẽ giống nhau. Nếu có sự khác biệt giữa anh chị em sinh đôi chỉ có khác biệt về cấu trúc gen, vân tay, và một số đặc điểm nhận dạng đặc thù khác.
Tuy nhiên, suy nghĩ trên không hoàn toàn chính xác. Bạn cần nhớ rằng, sinh đôi có hai kiểu, sinh cùng trứng và sinh khác trứng. Với trường hợp sinh cùng trứng, bạn có thể hiểu là chỉ có một trứng được thụ tinh. Sau đó, trứng được tách thành hai tế bào và chia làm hai phôi thai khi phân bào đợt 1.
Vì hai phôi thai này xuất phát từ cùng một trứng nên vật chất di truyền trong hai phôi này hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, giới tính giống nhau, các đặc tính khác cũng giống nhau trong đó có nhóm máu.
Trong khi đó, đối với trường hợp sinh khác trứng, lúc này có hai trứng được thụ tinh (hai trứng được kết hợp với hai tinh trùng khác nhau). Vì vậy, hai trứng này phát triển thành hai tế bào riêng biệt. Do đó, hai bào thai này có vật chất di truyền không hoàn toàn giống nhau. Nên có thể có sự khác biệt về giới tính và các đặc điểm khác như nhóm máu.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi anh chị em ruột có cùng nhóm máu không? Những chia sẻ này mong rằng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cơ chế và quy luật di truyền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại câu hỏi cho chúng tôi ngay dưới bài viết này. Chúng tôi rất vui nhận được sự quan tâm của bạn.
No Responses