Tổng quan bệnh Bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan cao nhất hiện nay. Những người mắc bệnh bạch hầu gặp vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và nuốt, và họ có thể bị lở loét trên da.

Bạch hầu gây ra do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, một dạng trực khuẩn không di động nhưng có khả năng sản xuất các loại độc tố. Khi các độc tố này xâm nhập vào cơ thể, nhất là ở vùng họng sẽ làm cho quá trình tổng hợp tế bào cơ thể bị ức chế. Theo thời gian, các tế bào này tự chết và tạo thành các màng giả bám vào thành họng. 

Vi khuẩn sau đó lan ra khắp cơ thể qua máu, gây tổn thương cho hệ thống tuần hoàn, tim, dây thần kinh và nhiều bộ phận khác của cơ thể… 

Bệnh bạch hầu thuộc danh mục “Bệnh truyền nhiễm nhóm B” nên có khả năng lây truyền nhanh và gây tử vong cao và buộc phải cách ly.

Con đường lây nhiễm và triệu chứng

Bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng từ người bệnh hoặc người mang vi khuẩn. 

Đường lây khác là tiếp xúc gián tiếp với đồ chơi, vật dụng có chất bài tiết chứa vi khuẩn. Mầm bệnh có thể sống trong nước uống, sữa tươi đến 20 ngày nên đây cũng có thể là nguồn lây truyền bệnh.

Thời gian ủ bệnh 2-5 ngày, cơ thể chưa có triệu chứng. Sau đó, người bệnh sẽ sốt nhẹ, đau họng, khó chịu, sổ mũi có thể lẫn máu; khám họng có thể thấy họng hơi đỏ, amidan có điểm trắng mờ… 

Ở giai đoạn toàn phát, bệnh biểu hiện rõ ràng với các triệu chứng điển hình như:

  • Sốt nhẹ
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới cằm
  • Khó nuốt
  • Khi diễn biến bệnh kéo dài có thể làm cho bệnh nhân trở nên xanh xao và nhợt nhạt.

→ điểm nổi bạt là khi khám họng thấy vùng giả mạc màu trắng phía cuối khoang họng, lan tràn ở một bên hoặc hai bên amidan, có thể lan trùm cả lưỡi gà lẫn màn hầu.

Các dạng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu mũi trước

– Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sổ mũi, những chất mủ mũi nhầy, có thể lẫn cả máu.

– Khi khám sẽ thấy có những giả mạc trắng ở vách ngăn mũi.

– Người bệnh chỉ có triệu chứng này thì thường nhẹ vì độc tố của vi khuẩn ít xâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan

Bệnh nhân có biểu hiện đau rát cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi nhiều.

2 – 3 ngày sau, vùng amidan hoặc vùng hầu họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện những đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc.

Một số bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò… ở thể nặng, bệnh nhân sẽ đờ đẫn, hôn mê sâu, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh bạch hầu thanh quản

Bệnh nhân thường sốt, khàn giọng, ho to và nhiều.

Khi khám sẽ thấy hình ảnh nhiều giả mạc tại thanh quản. Nếu không được phát hiện sớm, những giả mạc này có thể gây bít tắc đường thở, khiến bệnh nhân suy hô hấp, nhiễm độc và tê liệt các dây thần kinh sọ não, gây viêm cơ tim… có nguy cơ tử vong nhanh chóng.

Bệnh bạch hầu ở các vị trí khác

Trường hợp này rất ít gặp và nhẹ, Bệnh bạch hầu da thì có thể gây ra các vết loét, ở niêm mạc có thể có bệnh bạch hầu niêm mạc mắt, âm đạo hay ống tai.

Phân biệt bạch hầu với viêm họng và cảm lạnh thông thường

Triệu chứng của bệnh bạch hầu và viêm họng có sự tương đồng, do đó việc phân biệt bạch hầu và viêm họng là vô cùng quan trọng để có phương hướng điều trị hiệu quả.

Các triệu chứng chung của bệnh bạch hầu và viêm họng bao gồm: 

  • Sốt nhẹ trong giai đoạn đầu; 
  • Cảm giác đau, khó chịu ở họng, gặp khó khăn khi nuốt; 
  • Sưng, nóng, đỏ ở hạch bạch huyết; 
  • Tình trạng cơ thể mệt mỏi.

Để nhận biết và có biện pháp phòng tránh kịp thời, chúng ta cần phân biệt bạch hầu và viêm họng qua các yếu tố riêng biệt sau:

Phân biệt qua vùng giả mạc màu trắng

Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng của bạch hầu. Giả mạc của bệnh nhân bạch hầu xuất hiện dày và bám chặt vào niêm mạc họng, gần như không tách ra được, nếu cố gắng tách sẽ bị chảy máu.

Ngược lại, giả mạc ở bệnh nhân viêm họng mỏng, dễ dàng lấy ra mà không gây chảy máu và không có màu sắc sẫm như bạch hầu.

Phân biệt qua triệu chứng sốt

Khi bị bệnh bạch hầu người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ nhưng với người mắc viêm họng thì cơn sốt thường lên cao nhất là vào ban đêm.

Bệnh bạch hầu gây khó chịu ở khu vực cổ họng trong khi viêm họng gây khô môi và lưỡi, mất giọng, cảm giác đau rát khi nuốt thức ăn cứng, tắc mũi hoặc chảy nước mũi.

Người bệnh bạch hầu sẽ bị sưng hạch bạch huyết còn bệnh nhân mắc viêm họng thường có hạch sưng ở cổ, dưới tai, góc hàm.

Chẩn đoán bệnh bạch hầu

Để biết người bệnh có bị nhiễm khuẩn bạch hầu hay không thì xét nghiệm là tiêu chuẩn vàng để sàng lọc và chẩn đoán xác định bệnh.

Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu từ phía sau cổ họng hoặc từ vết loét của bạn. Sau đó, tăm bông này sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán.

Điều trị bệnh bạch hầu

Việc điều trị bệnh bạch hầu bắt đầu ngay lập tức — đôi khi thậm chí trước khi kết quả xét nghiệm được xác nhận.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng độc tố bạch hầu để ngăn chặn tổn thương các cơ quan của bạn. Họ cũng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thường là penicillin hoặc erythromycin, để chống nhiễm trùng.

Những người mắc bệnh bạch hầu được cách ly để ngăn ngừa người khác bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm bệnh không còn khả năng lây nhiễm trong khoảng 48 giờ sau khi dùng thuốc kháng sinh. Khi quá trình điều trị kết thúc, các xét nghiệm sẽ được thực hiện lại để đảm bảo vi khuẩn đã biến mất. Khi vi khuẩn đã biến mất, bạn sẽ được tiêm vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng trong tương lai.

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch. Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu chỉ có thể kết hợp với các loại vắc-xin khác.

Chế phẩm vắc xin uốn ván – bạch hầu

Các chế phẩm được sử dụng rộng rãi nhất kết hợp giải độc tố uốn ván với giải độc tố bạch hầu: TD dành cho người lớn; DT, có liều giải độc tố bạch hầu cao hơn, dành cho trẻ em (giải độc tố bạch hầu/giải độc tố uốn ván hấp phụ, DT, Td).

vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ

Một chế phẩm chỉ có giải độc tố uốn ván (TT) cũng có sẵn nhưng không được khuyến nghị vì cần tăng cường định kỳ cho cả hai kháng nguyên. Uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) là chế phẩm dành cho thanh thiếu niên và người lớn có thành phần ho gà.

Chỉ định cho vắc xin uốn ván, bạch hầu

Vắc xin uốn ván, bạch hầu (Td) hoặc các mũi Tdap nhắc lại được tiêm theo thường quy 10 năm một lần sau khi tiêm mũi Tdap nhắc lại khi được 11 tuổi đến 12 tuổi. 

Những bệnh nhân không tiêm hoặc chưa hoàn thành cácmũi tiêm vắc-xin chính gồm ít nhất 3 liều vắc-xin uốn ván và bạch hầu nên bắt đầu hoặc hoàn thành liều tiêm.

Phụ nữ mang thai nên tiêm 1 liều Tdap trong mỗi lần mang thai, bất kể tiền sử tiêm vắc xin của họ. Nên tiêm Tdap khi được 27 tuần đến 36 tuần tuổi thai, tốt nhất là trong thời gian sớm hơn của giai đoạn này, mặc dù có thể tiêm vắc xin đó bất cứ lúc nào trong thai kỳ.

Leave a Reply