Xét nghiệm máu thường được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện khi đi khám sức khỏe và chữa bệnh. Dựa vào kết quả này bác sĩ có thể chẩn được tình trạng của bệnh nhân đó. Tuy nhiên khi nhận bảng xét nghiệm rất nhiều người không hiểu được các chỉ số có trên đó có ý nghĩa như thế nào. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bạn cách đọc xét nghiệm huyết học đơn giản và dễ hiểu nhất. Giúp bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
WBC – Chỉ số về bạch cầu trong máu
Số lượng bạch cầu này sẽ được đo trong 1 thể tích máu. Sẽ có 3 trường hợp xảy ra như sau:
- Bình thường: Chỉ số này ở mức 3.5 đến 10.5G/l thì lượng bạch cầu trong máu ổn định, không nhiễm bệnh.
- Thấp: Lượng bạch cầu thấp hơn 3.5G/l thì có khả năng bạn đang bị nhiễm trùng, thiếu vitamin B, acid folic, suy giảm hệ miễn dịch, viêm gan B,… Cần làm xét nghiệm kỹ hơn để chẩn bệnh chính xác.
- Cao: Nếu lượng bạch cầu vượt quá 10.5 trong 1 thể tích máu, có thể bạn đang ở tình trạng bạch cầu kinh, nhiễm trùng hoặc bạch cầu lympho cấp,… Khá nguy hiểm nên bạn cần làm thêm xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
LYM – Chỉ số bạch cầu Lympho
Cách đọc xét nghiệm huyết học về chỉ số LYM trong bảng kết quả như sau. Cũng sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Chỉ số bình thường: Nếu bạch cầu Lympho bình thường sẽ được biểu thị từ 17 đến 48%.
- Cao: Chỉ số sau khi xét nghiệm cao trên 48% sẽ có nguy cơ mắc bệnh như: Suy thận, nhiễm virus, bệnh liên quan đến bạch cầu Lympho,…
- Thấp: Nếu chỉ số này chỉ biểu thị dưới 17% có thể bạn đã mắc các bệnh năng như: Ung thư hoặc bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
NEUT – Chỉ số về bạch cầu trung tính
Với chỉ số này, bạn sẽ có cách đọc xét nghiệm huyết học theo 3 trường hợp xảy ra như sau:
- Bình thường: Tỷ lệ bạch cầu trung tính sẽ ở khoảng 43 đến 76%.
- Cao: Nếu tỷ lệ đó vượt qua 76% có nghĩa là đang có nguy cơ bị bệnh bạch cầu kinh hoặc nhiễm khuẩn cấp tính,…
- Thấp: Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ bạch cầu trung tính ở dưới 43%. Có thể bạn đang gặp một số bệnh lý nguy hiểm như: Thiếu máu bất sản, nhiễm khuẩn nặng,…
MONO – Chỉ số bạch cầu Mono
Trong cách đọc xét nghiệm huyết học của chỉ số này cũng có 3 trường hợp xảy ra:
- Bình thường: Chỉ số hiển thị từ 4 – 8%.
- Cao: Chỉ số trên 8% có nghĩa là đang có nguy cơ bị các bệnh như: Nhiễm virus, ung thư phổi, lao phổi,…
- Thấp: Chỉ số bạch cầu MONO thấp hơn 4%. Bạn có thể đang mắc bệnh thiếu máu bất sản.
Tham khảo thêm: Nhóm máu có di truyền không? Liệu có thể dùng nhóm máu xác định huyết thống?
RBC – Chỉ số về hồng cầu trong 1 thể tích máu
Vì lượng hồng cầu ở nam và nữ khác nhau,chính vì thế cách đọc xét nghiệm huyết học cũng khác nhau. Cụ thể như:
- Bình thường: Chỉ số hồng cầu bình thường ở nữ: 3.90 đến 5.03 T/l. Còn với nam chỉ số bình thường là: 4.32 đến 5.72.
- Cao: Nếu chỉ số cao hơn 5.03 ở nữ và 5.72 ở nam thì có thể đã mắc các bệnh như: đa hồng cầu, bệnh tim mạch hay cơ thể đang bị mất nước,…
- Thấp: Nếu chỉ số thấp hơn 3.9 ở nữ và 4.32 ở nam thì có thể đang mắc bệnh thiếu máu hoặc bệnh lupus ban đỏ.
HGB – Chỉ số về lượng sắc tố trong 1 thể tích máu
Cách đọc xét nghiệm huyết học về chỉ số HGB đơn giản như sau:
- Bình thường: Chỉ số lượng sắc tố của nam là 13.5 đến 17.5 g/dl và nữ là 12 đến 15.5 g/dl được xem là bình thường.
- Cao: Nếu chỉ số vượt mức bình thường ở cả nam và nữ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch, đa hồng cầu, tổn thương do bỏng, mất nước.
- Thấp: chỉ số thấp hơn 13.5 đối với nam và 12 đối với nữ thì có thể đã mắc bệnh như: Thiếu máu hoặc sốt xuất huyết.
HCT – Chỉ số % thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần
Với chỉ số này cũng được phân ra nam nữ và cách đọc như sau:
- Bình thường: Ở nam từ 42 – 47% và ở nữ là 37 – 42%.
- Cao: Trên 47% đối với nam và trên 42% đối với nữ sẽ có thể đã mắc các bệnh như: Mất nước, bệnh về phổi, tim mạch,…
- Thấp: Nếu thấp hơn so với chỉ số bình thường ở nam và nữ nêu trên thì khả năng mắc bệnh thiếu máu là rất cao.
MCV – Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu
Số liệu của chỉ số này cho thấy sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
- Bình thường: Chỉ số thể tích sẽ dao động từ 85 – 95 fl (Femtoliter).
- Cao: Trên 95 fl sẽ có nguy cơ nhiễm 1 trong các bệnh: thiếu vitamin b12 và axit folic, bệnh về gan.
- Thấp: Nếu thấp hơn 85 fl thì có thể bị thiếu sắt hoặc các bệnh mãn tính.
MCH và MCHC
Đây là chỉ số về lượng huyết sắc tố (MCH) và nồng độ huyết sắc tố của hồng cầu (MCHC).
- Bình thường: MCH sẽ ở mức: 28 – 32 picogram và MCHC sẽ ở mức: 32 – 36 g/dl.
- Cao: Nếu vượt mức tối đa của MCH và MCHC sẽ rơi vào trường hợp thiếu máu hồng cầu to.
- Thấp: Nếu thấp hơn chỉ số bình thường sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt, hoặc bị bệnh thalassemia.
PLT – Chỉ số về lượng tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu
Chỉ số này giúp phát hiện ra các bệnh lý nguy hiểm như u di căn, suy tủy hay viêm nhiễm đường hô hấp,..
- Bình thường: 150 – 450 G/l.
- Cao: Vượt mức 450 G/l, bệnh nhân có thể mắc các bệnh như: viêm đường hô hấp, viêm nhiễm, chấn thương,…
- Thấp: Chỉ số thấp hơn 150G/l đây là biểu hiện của tình trạng suy tủy, ung thư di căn,…
PDW – Chỉ số về mật độ phân bố tiểu cầu
Cách đọc chỉ số này trên bảng kết quả xét nghiệm máu như sau:
- 10 – 16.5% là bình thường.
- Trên 16.5%: Nguy cơ cơ mắc bệnh máu ác tính hoặc ung thư phổi.
- Dưới 10%: Bị nghiện rượu.
MPV – Chỉ số về thể tích tiểu cầu
Cuối cùng là chỉ số thể tích tiểu cầu, cách đọc hiểu như sau:
- 4 đến 11fL: bình thường.
- Trên 11fL: tiểu đường, bệnh về tim mạch.
- Dưới 4fL: Bạch cầu cấp tính hoặc thiếu máu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách đọc xét nghiệm huyết học đơn giản và dễ hiểu nhất. Hy vọng qua bài này có thể giúp bạn có thể hiểu được tình trạng của mình thông qua kết quả của xét nghiệm máu. Từ đó có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả hơn.
No Responses