Độ mờ da gáy là gì? Những kiến thức bổ ích mẹ cần biết trước khi mang thai

Có rất nhiều bà mẹ đã mang thai và chuẩn bị mang thai nhưng không biết gì về độ mờ da gáy. Hãy là những người mẹ thông thái trong thời đại 4.0, cần chuẩn bị kiến thức thật kỹ về bà mẹ và trẻ em trước khi mang thai. Vậy độ mờ da gáy là gì? Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn mong muốn em bé sinh ra thật khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Độ mờ da gáy là gì – những bước đầu để chào đón con yêu

Hiện nay với nền y học ngày càng hiện đại, trang thiết bị tân tiến giúp bạn có một thai kỳ thật hoàn hảo. Hãy tìm hiểu ngay độ mờ da gáy là gì và tầm ảnh hưởng của nó tới những đứa con yêu ra sao.

Độ mờ da gáy là chỉ số nói lên điều gì?

Độ mờ sau gáy là chỉ số xem xét các bệnh về dị tật và down ở trẻ em

Độ mờ sau gáy là chỉ số xem xét các bệnh về dị tật và down ở trẻ em

Đo độ mờ sau gáy để xác định xem bé có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc các dị tật bẩm sinh hay không?. Một căn bệnh mang theo nhiều hệ lụy và ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển sau này của trẻ. Các xét nghiệm máu của mẹ, siêu âm thai nhi và kết quả siêu âm độ mờ da gáy sẽ là những căn cứ xác định xem bé có nguy cơ mắc bệnh.

Đo độ mờ da gáy vào thời điểm nào tốt nhất?

Thời gian tốt nhất và cho kết quả chính xác nhất để các mẹ đo độ mờ da gáy chính là từ tuần 11-14 của thai kỳ. Nếu bạn làm quá sớm bé hơn 11 tuần thì thai nhi còn nhỏ kết quả không chính xác. Còn lớn hơn 14 tuần thì trẻ đã bắt đầu phát triển bình thường và sẽ cho kết quả không chuẩn.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là chuẩn?

Các mẹ cần nắm được các chỉ số để biết con mình đang nằm trong tình trạng nào. Độ mờ da gáy chuẩn của thai nhi 11-14:

  • Đối với thai nhi ở tuần thứ 11 thì độ mờ da gáy chuẩn là 2mm.
  • Đối với thai nhi ở tuần thứ 13 thì có độ mờ da gáy chuẩn là 2.8mm.
NT(mm) Bất Thường NST Lưu Thai Dị Tật Nặng
≤2 0,2% 1% 1,5%
2-3,5 3,5% 1% 2,5%
3,5-4,5 20% 2,5% 10%
4,5-5,5 33% 3,5% 20%
5,5-6,5 50% 10% 25%
6,5-8 65% 20% 45%

Độ mờ da gáy bao nhiêu là an toàn?

Sau khi bạn đã biết được độ mờ da gáy là gì thì bạn cần xem ngưỡng an toàn của nó là bao nhiêu. Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản thì những kết quả đo dưới 1.3mm sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh down. Đây cũng được xem là ngưỡng an toàn của thai nhi mà các bà mẹ nên chú ý.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Đối với những thai nhi có kích thước từ 45-84mm trong giai đoạn từ 11-14 tuần thì độ mờ da gáy thông thường sẽ là 3.5mm. Nếu trẻ không nằm trong ngưỡng đấy thì mẹ cũng đừng nên lo lắng quá mà hãy thực hiện thêm nhiều xét nghiệm khác để có kết quả chính xác.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là nguy hiểm?

Đây chắc chắn sẽ là mức mà được rất nhiều bà mẹ quan tâm và luôn luôn phải ghi nhớ. Nếu kết quả đo độ mờ da gáy từ 6mm thì đây sẽ mức nguy hiểm và cảnh báo trẻ dễ mắc dị tật và hội chứng down rất cao. Các mẹ nên lưu ý chỉ số độ mờ da gáy càng cao đồng nghĩa với việc thai nhi có nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Kiểm tra độ mờ da gáy bằng phương pháp nào?

"Siêu

Hiện nay có rất nhiều trang thiết bị, máy móc tân tiến để phục vụ việc kiểm tra độ mờ da gáy. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất chính là siêu âm thai nhi trong giai đoạn 11-14 tuần. Phương pháp này cũng khá đơn giản và không gây đau đớn hay nguy hiểm cho hai mẹ con. Nó cũng giống như bạn đi siêu âm định kỳ thông thường. Ngoài ra nếu mẹ có tử cung nghiêng hoặc thừa cân thì cần phải sử dụng phương pháp siêu âm đầu dò.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới các chỉ số của độ mờ da gáy

Có rất nhiều bà mẹ không hề quan tâm hay tìm hiểu kỹ trước khi mang thai về độ mờ da gáy. Không nắm rõ được các yếu tố gây ảnh hưởng để phòng tránh thì rất dễ đặt để lại hậu quả nặng nề cho đứa trẻ sau này. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ mờ sau gáy các mẹ nên biết:

  • Độ tuổi mang thai: số tuổi mang thai của người mẹ sẽ tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh. Vì vậy các bà mẹ mang thai ngoài 30 tuổi nên kiểm tra thật kỹ các chỉ số để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Di truyền: đây là yếu tố mà các mẹ cần chú ý nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh down, hay thai chết lưu, bệnh tim…
  • Môi trường làm việc: người mẹ thường xuyên làm việc trong môi trường bức xạ, độc hại, ô nhiễm… sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ mắc bệnh và dị tật.

    Môi trường làm việc của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi

    Môi trường làm việc của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi

  • Mẹ bị cảm cúm virus hoặc uống thuốc kháng sinh liều cao… trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây cũng là yếu tố sẽ ảnh hưởng rất tới quá trình phát triển của thai nhi.

Trên đây là một vài thông tin bổ ích giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về độ mờ da gáy là gì. Các yếu tố nào dẫn tới tăng nguy cơ mắc dị tật và down cho thai nhi. Hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ và nắm vững các kiến thức để chuẩn bị cho mình một thai kỳ thật khỏe mạnh. Ghi nhớ các mốc quan trọng để làm các xét nghiệm sàng lọc để bảo đảm an toàn cho các con yêu.

Leave a Reply