Y học trong thời đại ngày nay đang phát triển rất nhanh, người ta có thể thực hiện các quy trình xét nghiệm của các yếu tố trong cơ thể để biết được các thông số cần thiết phục vụ cho mục đích chẩn đoán hoặc điều trị. Xét nghiệm huyết học là một trong những loại xét nghiệm phổ biến để giúp phát hiện một số loại bệnh thường gặp. Vậy bạn đã hiểu được ý nghĩa của các thông số trên bản kết quả xét nghiệm huyết học phản ánh như thế nào về tình trạng sức khỏe của bạn? Làm sao để chẩn đoán được bệnh nhờ vào những con số đó? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về xét nghiệm huyết học
Điều đầu tiên bạn cần biết là xét nghiệm huyết học (hay còn gọi là xét nghiệm máu) thường được sử dụng như một thủ tục trong quy trình khám chữa của một số loại bệnh. Phương pháp xét nghiệm này sẽ được thực hiện dựa trên mẫu máu lấy trực tiếp từ cơ thể. Các y bác sĩ sẽ tiến hành đo các hàm lượng, nồng độ của một số chất có mặt trong máu hoặc các loại tế bào khác nhau có trong máu rồi ghi các thông số đó vào mẫu phiếu xét nghiệm huyết học.
Xét nghiệm huyết học là cách tối ưu để tìm ra các nguyên nhân gây ra bệnh, phát hiện ra các yếu tố bất thường và phục vụ cho quy trình chẩn đoán, điều trị các loại bệnh nhất định. Ngoài ra, nó còn giúp cho các bác sĩ đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh, vì các hàm lượng trong máu là yếu tố giúp phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thông thường khi xét nghiệm máu, bạn sẽ cần phải có một mẫu phiếu xét nghiệm huyết học chuẩn xác để có thể ghi các kết quả xét nghiệm vào đó và để tiện cho bệnh nhân theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Sau đây là mẫu tờ phiếu để ghi các kết quả xét nghiệm huyết học chuẩn xác hiện nay mà bạn sẽ nhận được sau khi có kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được các con số trong các mục của phiếu xét nghiệm mang ý nghĩa gì và làm thế nào dựa trên kết quả xét nghiệm mà biết được mình có mắc bệnh hay không. Do đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn về các ý nghĩa của những thông số trên tờ phiếu xét nghiệm huyết học sau đây.
Đọc Thêm: Nên thử máu biết trai hay gái ở đâu để có kết quả chính xác
Hướng dẫn cách đọc các chỉ số trong bản kết quả xét nghiệm huyết học
Điều quan trọng khi xét nghiệm huyết học là bạn phải hiểu được các con số trong tờ phiếu kết quả xét nghiệm cho biết điều gì. Để từ đó xác minh được tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào để có cách điều trị phù hợp. Sau đây là ý nghĩa của các yếu tố bạn thường thấy trong kết quả xét nghiệm huyết học:
- Số lượng bạch cầu (WBC): nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân bình thường, kết quả sẽ cho ra từ 3,0-10,00 G/L. Trong trường hợp kết quả cho ra chỉ số 40-10 G/L thì có khả năng bệnh nhân sẽ mắc các bệnh như bạch cầu, viêm nhiễm , bệnh máu ác tính, thiếu máu, thiếu vitamin B12…
- Số lượng hồng cầu (RBC): trong các mẫu phiếu xét nghiệm huyết học thường chỉ số RBC sẽ có chỉ số giá trị bình thường của nam là từ 4,0-5,8 T/l và nữ là 3,9-5,4 T/l. Nếu kết quả xét nghiệm từ 3,8-5,8 T/l thì người bệnh có thể bị thiếu nước hoặc mắc chứng tăng hồng cầu.
- Lượng huyết sắc tố: chỉ số bình thường được ghi trong phiếu xét nghiệm là nam từ 140-160 g/l, nữ từ 125-145 g/l. Nếu xét nghiệm cho ra chỉ số 12-16,5 g/l thì bệnh nhân có nguy cơ tăng về bệnh thiếu nước, bệnh về tim và phổi.
- Hematocrit (dung tích hồng cầu): chỉ số HCT bình thường ở nam là 0,38-0,50 l/l; của nữ là 0,35-0,47 l/l. Nếu chỉ số này tăng bất thường sẽ có nguy cơ bị mắc các chứng rối loạn dị ứng, bệnh phổi, lưu lượng máu chảy thấp…
- MCV (Thể tích trung bình một hồng cầu): chỉ số bình thường sẽ là 83-92 fL. Chỉ số này thường tăng nếu bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin B12, mắc bệnh suy tuyến giáp, nghiện rượu, viêm gan… Chỉ số giảm nếu bị các bệnh thiếu máu, suy thận, nhiễm độc chì…
- MHC (Lượng Hb trung bình có trong một hồng cầu): Chỉ số được xác định bằng việc đếm số hồng cầu trong máu và hemoglobin. Chỉ số bình thường là 27-32 pg. Nếu chỉ số tăng bất thường bệnh nhân có thể bị mắc chứng hồng cầu hình tròn, các nhân tố ngưng kết lạnh… Nếu chỉ số giảm người bệnh có thể bị thiếu máu.
- MCHC (Nồng độ Hb trung bình trong một thể tích máu): Được xác định bằng cách đo các giá trị hematocrit và Hb. Chỉ số bình thường nằm trong khoảng 320-356 g/l.
- PLT (Số lượng tiểu cầu): số lượng tiểu cầu trung bình trong một thể tích máu thường sẽ nằm trong khoảng 150-400 x 10^9 /l. Nếu số lượng quá thấp sẽ có nguy cơ bị mất máu, số lượng tiểu cầu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ, đông máu, chứng nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim…
- Lympho (bạch cầu Lympho): chỉ số thông thường là 20-25%, đây là yếu tố chống lại các nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể. Nếu bị mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, lao phổi… thì lượng bạch cầu lympho trong máu sẽ giảm.
- Mono (bạch cầu Mono): chỉ số bình thường nằm trong khoảng từ 3,4-9%. Số lượng sẽ giảm khi bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, suy tủy… Tăng khi mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus, rối loạn sinh tủy…
Ngoài các chỉ số trên, kết quả xét nghiệm huyết học có thể bao gồm các giá trị khác như tỷ lệ pha trộn tế bào (MXD), bạch cầu trung tính (NEUT), Glu (glucose), mức độ phân bố của hồng cầu (RDW), mức độ phân bố tiểu cầu (PDW), tỷ lệ của tiểu cầu mang kích thước lớn (P-LCR)…
Một số lưu ý về kết quả xét nghiệm trong mẫu phiếu xét nghiệm huyết học
Bạn đã biết về ý nghĩa và chỉ số bình thường của các giá trị thường xuất hiện trong kết quả xét nghiệm huyết học. Tuy nhiên có một số điều bạn cũng cần phải biết khi thực hiện việc xét nghiệm máu để hiểu biết tốt hơn và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Điều đầu tiên đó là các kết quả xét nghiệm máu sẽ có các chỉ số bình thường khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi. Các mức độ của lượng hemoglobin, hoặc chỉ số thiếu máu cũng khác biệt giữa trẻ em và người trưởng thành. Các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố độ tuổi và giới tính của bệnh nhân để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và các loại bệnh có nguy cơ mắc phải.
Điều thứ hai bạn cần lưu ý là các kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế khác nhau có thể sẽ không thống nhất. Vì kết quả của các trị số trong phiếu xét nghiệm còn phụ thuộc vào việc thực hiện các quy trình xét nghiệm như thế nào và đặc điểm của từng cơ sở xét nghiệm. Do đó, kết quả xét nghiệm máu có thể có sự chênh lệch giữa các nơi xét nghiệm khác nhau.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cho bạn cách đọc mẫu phiếu xét nghiệm huyết học và các ý nghĩa của các trị số thường thấy trong phiếu xét nghiệm. Bạn cần biết rằng kết quả xét nghiệm máu chỉ cho biết một mức độ nào đó về tình trạng sức khỏe con người. Bạn cũng cần kết hợp với các phương pháp khám chữa bệnh chuyên môn khác. Mong bạn biết thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân sau khi đọc bài viết này.