Có nhiều người chỉ quan tâm xi mình thuộc nhóm máu gì mà không biết tới nguyên tắc cho nhận của chúng trên sơ đồ nhóm máu. Hãy xem ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về nhóm máu của mình và sẽ là cứu cánh khi chẳng may bạn gặp vấn đề về máu.
Trên sơ đồ nhóm máu tại sao có nhiều loại?
Chắc có lẽ kiến thức này bạn đã được học khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng sao nó lại có nhiều loại như vậy không?
Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân hình thành do tổ tiên loài người thích nghi với các bệnh truyền nhiễm khác nhau nên tạo ra các nhóm máu khác nhau. Ví dụ ở khu vực Châu Phi và Châu Á thường bị căn bệnh sốt rét hoành hành nên tạo ra nhóm máu O. Vì vậy những người có nhóm máu O có khả năng chống lại bệnh sốt rét tốt hơn các nhóm máu khác.
Nguyên tắc cho nhận trên sơ đồ nhóm máu
Hiện nay các chương trình hiến máu nhân đạo được hưởng ứng mạnh mẽ bởi ý nghĩa nhân văn của nó. Bạn có biết một nhóm máu có thể cho được nhiều nhóm máu khác nhau không? Hãy tiếp tục tìm hiểu để có thêm nhiều kiến thức y học về nhóm máu của mình.
Phân loại nhóm máu dựa vào yếu tố nào?
Các yếu tố quyết định việc phân chia nhóm máu chính là: dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Thông thường chúng ta đều biết có 4 nhóm là O, A, B và AB nhưng trên thực tế chúng ta có tới 46 nhóm máu đấy. Mỗi nhóm có cơ chế sinh học riêng nên có thể nó tiếp nhận nhóm máu này nhưng lại sinh ra kháng thể để phá hủy tế bào nhóm máu khác.
Cách xác định thuộc nhóm máu trong sơ đồ nhóm máu
Bạn sẽ có hai cách để xác định nhóm máu của mình đang mang là nhóm máu gì như sau:
- Cách 1: kiểm tra bằng các thiết bị y tế thông qua việc đi khám sức khỏe bằng cách xét nghiệm máu. Tỉ lệ chính xác của phương pháp này là chuẩn 100%.
- Cách 2: xác định dựa trên nhóm máu của bố mẹ, cách này chỉ chính xác trong một vài trường hợp vì tính toán dựa hoàn toàn vào nhóm máu của bố mẹ.
Ví dụ:
- Bố mẹ đều có nhóm máu O con sinh ra sẽ có nhóm máu O.
- Bố nhóm O và mẹ nhóm A thì con có thể thuộc một trong hai nhóm A hoặc O.
- Bố nhóm B còn mẹ nhóm A thì con có thể thuộc một trong nhóm A, B, AB hoặc O.
Bài viết liên quan: Anh chị em ruột có cùng nhóm máu không?
Nguyên tắc cho nhận của các nhóm máu
Mỗi nhóm máu có cơ chế hoạt động, cấu tạo khác nhau nên sẽ gặp nguy hiểm nếu truyền sai nhóm máu. Vì vậy bạn cần nắm được đặc tính của từng nhóm sau.
Nhóm máu A
Đây là nhóm màu chiếm số lượng 34.83% nhiều thứ 2 trong sơ đồ nhóm máu sau nhóm O. Mang đặc trưng kháng nguyên A trong các tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương. Những người thuộc nhóm máu này có thể cho những người nhóm máu A, nhóm B và tiếp nhận được nhóm máu O và A.
Nhóm máu B
Nhóm máu này chiếm 13.61% trong sơ đồ nhóm máu đứng sau AB. Nó có chứa kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương nhưng lại để chống lại kháng thể A. Những người thuộc nhóm máy này có thể cho người nhóm máu B, nhóm AB và tiếp nhận được nhóm máu B hoặc O.
Nhóm máu AB
Nhóm này chỉ chiếm 7.14% trong sơ đồ nhóm máu, mang đặc trưng có cả hai kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu nhưng không có kháng thể nào trong huyết tương. Nhóm máu này chỉ cho được duy nhất nhóm máu AB nhưng lại nhận được rất nhiều nhóm máu A, B, O, AB.
Nhóm máu O
Đây là nhóm máu phổ biến nhất chiếm tỉ số nhiều nhất lên tới 44.42% trong sơ đồ nhóm máu. Đặc trưng của nhóm máu này là không có kháng nguyên trong hồng cầu nhưng lại có cùng lúc cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Nhóm máu này có thể cho tất cả nhóm máu còn lại A, B, AB, O nhưng chỉ nhận được duy nhất từ nhóm máu O.
Đọc thêm: Nhóm máu có di truyền không? Liệu có thể dùng nhóm máu xác định huyết thống?
Việc nhầm lẫn nhóm máu trong sơ đồ nhóm máu dẫn có nguy hiểm không?
Đây thực sự là một điều tai hại khủng khiếp nếu để xảy ra nhầm lẫn trong quá trình truyền máu. Khi mới bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân sẽ bắt đầu có cảm nhận nóng tại điểm truyền, cảm giác nóng lạnh thất thường, đau ở lưng…Lúc này các tế bào hồng cầu của máu truyền vào không tương thích sẽ bắt đầu bị phá hủy trong khi vẫn còn các mạch máu bên trong, các tán huyết mạch bị cắt. Gây ra hiện tượng sốc, số lượng mô sản sinh ra do tế bào hồng cầu đồng loạt bị phá v dễ gây ra hội chứng đông máu không kiểm soát.
Như vậy với những kiến thức đã cung cấp phía trên bạn đã hiểu rõ hơn được vai trò của mình trong sơ đồ nhóm máu. Hãy làm ngay các xét nghiệm để biết được nhóm máu chính xác của mình. Ghi nhớ nhóm máu chính xác để sử dụng trong những tình huống cấp bách như truyền máu cứu người.
No Responses