Việc tăng hay giảm lượng hồng cầu trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người. Vậy làm sao để sớm phát hiện được các tình trạng này. Sau đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu số lượng hồng cầu của một người bình thường là bao nhiêu? Bên cạnh đó là ý nghĩa và các cách kiểm tra hồng cầu trong cơ thể.
Số lượng hồng cầu của một người bình thường
Hồng cầu hay huyết tố cầu là thành phần vô cùng quan trọng ở trong máu với chức năng chính là hô hấp và cung cấp oxy đến các tế bào trong cơ thể. Số lượng hồng cầu của một người bình thường được chia theo giới tính. Đối với nam thì số lượng hồng cầu trong máu rơi vào khoảng 4,2 triệu/mm3 máu, con số này thấp hơn ở nữ và chỉ khoảng 3,8 triệu/mm3 máu.
Số lượng hồng cầu thường xuyên thay đổi theo độ tuổi cũng như các thời điểm khác nhau trong ngày. Đối với trẻ sơ sinh, trong 10 ngày đầu thì lượng hồng cầu sẽ ở mức cao, lên tới 5 triệu/mm3 máu và con số này sẽ giảm xuống bằng với người trưởng thành khi trẻ bước qua vài tháng tuổi.
Ngoài ra, khi vận động thì lượng hồng cầu trong máu sẽ tăng vì lúc này nhu cầu cung cấp oxy của các tế bào trong cơ thể tăng lên. Một chu kỳ tồn tại của hồng cầu trong cơ thể vào khoảng 100 đến 200 ngày và chúng sẽ bị tiêu hủy bởi các đại thực bào trong cơ thể tại xương hay gan,…
Tham khảo: Cách đọc xét nghiệm huyết học đơn giản và dễ hiểu nhất!
Cách kiểm tra số lượng hồng cầu của một người bình thường
Việc kiểm tra số lượng hồng cầu trong tế bào máu là vô cùng quan trọng. Đây là bước quan trọng trong việc phát hiện các thay đổi và số lượng hồng cầu trong cơ thể để có thể có phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến hồng cầu trong cơ thể.
Hiện nay, xét nghiệm công thức máu toàn phần là phương pháp thường xuyên được sử dụng để kiểm tra số lượng hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh đó, ngoài việc kiểm tra số lượng hồng cầu, bạn cũng có thể theo dõi số lượng các thành phần khác trong máu để sớm phát hiện những nguy cơ mắc bệnh về máu trong cơ thể.
Các bước thực hiện xét nghiệm số lượng hồng cầu
Hiện nay, việc xét nghiệm và kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế và bệnh viện trong cả nước. Tại đây, các bạn sẽ được lấy mẫu và kiểm tra thành phần trong máu máu cũng như số lượng hồng cầu trong mỗi tế bào máu. Các bước xét nghiệm máu sẽ được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ lấy máu sẽ làm sạch và sát trùng vùng lấy máu (thường nằm ở tĩnh mạch trong khuỷu tay).
- Tiếp theo, một sợi dây thun sẽ được cuốn quanh cổ tay để giúp tĩnh mạch phồng lên thấy rõ.
- Dùng một ống kim tiêm để đâm vào tĩnh mạch và lấy lượng máu ra khỏi cơ thể.
- Sau đó, rút kim và bỏ dây thun ra khỏi cánh tay. Vị trí lấy máu sẽ được băng lại bằng băng keo cá nhân.
- Cuối cùng mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm của bệnh viện để được phân tích và kiểm tra.
Quá trình lấy mẫu và xét nghiệm thành phần, số lượng hồng cầu trong máu mất khoảng 15 – 30 phút sẽ có kết quả. Nếu có sự bất thường về số lượng hồng cầu hoặc các bệnh lý về máu bạn sẽ được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn phương pháp cải thiện và điều trị một cách hiệu quả.
Nguyên nhân và tác hại của việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể như sử dụng nhiều các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá. Bên cạnh đó, một số người mắc bệnh tim bẩm sinh, ung thư thận dẫn đến thiếu nước, xơ phổi và bệnh đa hồng cầu cũng dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu.
Điều kiện sinh sống đặc biệt là những người ở vùng cao cũng dễ gặp phải việc tăng số lượng hồng cầu nhiều quá trong cơ thể. Đây là nguyên nhân cao dẫn đến các tình trạng như vỡ động mạch hay đột quỵ ở nhiều người.
Nguyên nhân và tác hại của việc số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp
Các nguyên nhân dẫn đến việc số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp là do thiếu máu, các bệnh lý về tủy, bạch cầu hay rối loạn tuyến giáp. Bên cạnh đó, việc thiếu erythropoietin hay các chấn thương mạch máu cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu hồng cầu trong cơ thể.
Đối với các quốc gia kém phát triển có số lượng người mắc phải bệnh thiếu hồng cầu cao do các bệnh lý liên quan đến suy dinh dưỡng và việc không cung cấp đủ các dưỡng chất cho cơ thể như sắt, đồng, folate hay các vitamin nhóm B, B6 và B12. Người gặp phải tình trạng thiếu hồng cầu sẽ thường xuyên mất ngủ, khó thở và chân tay đau nhức, chóng mặt những lúc vận động nhiều.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa mang đến sẽ giúp các bạn biết về số lượng hồng cầu của một người bình thường. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo qua cách xét nghiệm kiểm tra số lượng hồng cầu cũng như các bước thực hiện để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất nhé.