Thủ tục xác định ADN cha con cần những gì?
Câu hỏi:
Em ở Nam Định và hiện tại đang muốn xác định ADN cha con để làm thủ tục ly hôn, tuy nhiên vợ em lại không đồng ý. Vậy bác sĩ cho em hỏi là liệu em có thể tự lấy mẫu tóc và móng tay của em và con đi xét nghiệm ADN mà không cho vợ biết được không? Trong trường hợp đó thì khi đưa ra Tòa án thì Tòa có công nhận kết quả xét nghiệm ADN cha con cho em hay không? Nếu được thì khi tới Trung tâm Xét nghiệm ADN huyết thống NOVAGEN để làm xét nghiệm ADN cha con thì em phải mang theo những giấy tờ gì?
Chuyên gia trả lời:
Đối với việc xác định ADN, hoàn toàn là quyền tự do của cá nhân bạn, bạn có thể thực hiện xét nghiệm ADN cho mục đích dân sự, cá nhân hoặc xét nghiệm ADN cho mục đích pháp lý. Trường hợp bạn tiến hành xét nghiệm ADN cha con, bạn hoàn toàn có thể tự tiến hành mà không cần sự đồng ý của người vợ.
>>> Xem thêm: Xét nghiệm ADN nhận Cha Con
Việc xét nghiệm ADN được chia thành hai nhóm mục đích khác nhau và theo đó thì các giấy tờ cần cung cấp cũng khác nhau:
+ Đối với việc xét nghiệm ADN cho mục đích dân sự, cá nhân bạn cần thực hiện đăng kí xét nghiệm tại cơ sở xét nghiệm kèm theo mẫu xét nghiệm là một trong các loại sau: mẫu máu, mẫu bên trong má, mẫu mô, mẫu móng tay, gốc tóc, cuống rốn…
+ Đối với việc xét nghiệm ADN cho mục đích pháp lý tại: Đại sứ quán các nước tại Việt Nam với mục đích di dân, nhập tịch…; Tòa án; Ủy ban nhân dân, Cơ quan tư pháp, Sở tư pháp các tỉnh thành; Giám định ADN hài cốt làm thủ tục cho Sở lao động thương binh xã hội các tỉnh huyện bạn cần cung cấp một trong các mẫu xét nghiệm như trên kèm theo giấy tờ làm căn cứ pháp lý sau này cụ thể: Nếu bạn là công dân Việt Nam đủ tuổi có chứng minh thư mang theo giấy tờ tùy thân bản gốc khi đến thực hiện xét nghiệm, nếu trẻ em hoặc dưới 18 tuổi chưa có giấy tờ trên thì có thể mang theo giấy khai sinh có xác nhận của chính quyền hoặc giấy chứng sinh của bệnh viện bản gốc, nếu người làm xét nghiệm là người nước ngoài mang theo hộ chiếu bản gốc.
Kết quả xét nghiệm ADN trong trường hợp bạn xét nghiệm ADN cho mục đích pháp lý thì sẽ được Tòa án công nhận và có giá trị làm bằng chứng.
No Responses