Xét nghiệm ADN cần mẫu gì?
Các loại mẫu giám định ADN (cần một trong những loại mẫu sau)
- Mẫu máu tươi hoặc máu khô
- Mẫu tóc (gốc chân tóc)
- Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)
- Mẫu móng tay – móng chân
- Mẫu cuống rốn
- Mẫu bàn chải đánh răng
- Mẫu tinh trùng
- Mẫu xương hài cốt
- Mẫu tế bào mô cơ thể, kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá…
LƯU Ý KHI LẤY MẪU
- Người lấy mẫu đeo găng vô trùng, đeo khẩu trang ( chú ý mỗi lẫn lấy mẫu cho một người phải thay găng mới) tránh tình trạng lây mẫu từ người lấy mẫu hoặc những người được lấy mẫu.
- Lấy mẫu của từng người một. Mẫu của mỗi người phải được đựng riêng rẽ hoàn toàn, không được để nhiễm mẫu từ người này sang người khác.
- Các mẫu ngay sau khi lấy xong đều phải được ghi rõ tên tuổi người được lấy mẫu giám định bên ngoài túi giấy đựng, tránh nhầm lẫn.
HƯỚNG DẪN LẤY MẪU CHO XÉT NGHIỆM ADN
* Đối với mẫu máu tươi
– Dùng cồn lau sạch nơi lấy máu tĩnh mạch trước và sau khi lấy mẫu máu
– Dùng xy lanh hút 1 ml máu tĩnh mạch cho vào ống chống đông, lắc nhẹ
– Ướp đá, để trong thùng xốp và gửi đến văn phòng nhận mẫu. Trường hợp chưa gửi ngay được thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
>>> mẫu máu tươi thường được lấy bởi kỹ thuật viên xét nghiệm tại các phòng khám y tế hoặc trực tiếp tại văn phòng nhận mẫu của Trung tâm ADN NOVAGEN
* Đối với mẫu máu khô
– Dùng cồn, bông lau sạch đầu ngón tay.
– Dùng kim chích máu khoảng 2-3 giọt từ phía bên đầu ngón tay
– Thấm vào thẻ lấy mẫu chuyên dụng, hoặc trên giấy thấm sạch, gạc vô trùng sao cho vết máu có đường kính khoảng 1 cm.
– Sau đó để khô tự nhiên hoàn toàn.
– Mẫu giấy thấm máu sau khi khô được cho vào phong bì giấy vô trùng và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
* Đối với mẫu tế bào niêm mạc miệng
– Mỗi mẫu cần chuẩn bị 2-3 chiếc tăm bông vô trùng cắt bỏ một đầu, không chạm vào đầu kia, một túi giấy vô trùng.
– Trước khi lấy mẫu, súc miệng thật kỹ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.
– Đưa đầu tăm bông vào khóe miệng và quẹt vào mặt trong của má, quẹt vài lần cho thấm nước bọt.
– Để khô tự nhiên trong 15 phút hoặc cho vào phong bì giấy và để ở nhiệt độ phòng.
* Đối với mẫu tóc
– Dùng nhíp nhổ từ từ lấy khoảng 5-10 sợi có cả chân tóc (bọng tròn nhỏ phía cuối sợi tóc).
– Tóc của từng người thu được gói vào giấy, hoặc gạc vô trùng và bảo quản trong túi giấy.
* Đối với mẫu móng tay, móng chân
– Nên rửa móng tay và móng chân của người cần xét nghiêm ADN trước khi cắt.
– Cắt và gộp toàn bộ móng tay và móng chân (lượng tối thiểu 40 mg) của một lần cắt định kỳ.
– Gói cẩn thận bằng tờ giấy A4, rồi viết thông tin của người cho mẫu cùng với chữ ký ở bên ngoài, sau đó bỏ vào một phong bì có thông tin tương ứng.
– Bỏ tất cả các túi đựng mẫu vào một phong bì to cùng với giấy đề nghị phân tích ADN và gửi cho Trung tâm.
* Đối với các loại mẫu khác
– Mẫu cuống rốn: Cuống rốn khô, sạch đã rụng, cho vào phong bì giấy vô trùng
– Mẫu xương: Chú ý các xương còn chắc, khoảng 3 -4 cm như xương đùi, xương cánh tay, xương sườn, mảnh xương sọ…
– Mẫu răng: 1-2 chiếc răng còn chân răng, chắc
– Mẫu mô, phủ tạng: khoảng 1-5 gam. Bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, ướp đá lạnh gửi về cơ quan giám định càng sớm càng tốt.
– Mẫu tinh trùng: tinh trùng được thấm vào thẻ chuyên dụng, hoặc giấy thấm, tăm bông. Sau đó để khô tự nhiên, bảo quản trong túi giấy.
– Nếu mẫu là vết máu khô, vết tinh dịch khô trên quần áo, vải vóc thì cắt miếng vải có chứa các vết đó, đựng vào túi giấy.